HƯỚNG DẪN THI CÔNG TẤM VÁCH PANEL CÁCH NHIỆT ĐÚNG CHUẨN KỸ THUẬT

Tấm Panel cách nhiệt không còn xa lạ gì với chúng ta bởi nó được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong các công trình hiện nay từ dân dụng đến công nghiệp với nhiều ưu điểm nổi bật. Nhưng không nhiều người biết được quy trình thi công tấm vách Panel sao cho chuẩn kỹ thuật. Vậy biện pháp thi công tấm vách Panel được triển khai như thế nào? Có thể tự thi công được không? Cần chú ý gì khi thi công tấm vách Panel cho nhà ở, nhà xưởng công nghiệp, … Hãy cùng Phương Bắc tìm hiểu về quy trình thi công lắp đặt tấm vách Panel đúng chuẩn kỹ thuật thông qua bài viết dưới đây.

Để có thể thi công tấm vách Panel làm phương án chống nóng, chống cháy hiệu quả và phù hợp nhất, hãy cùng tìm hiểu những bước trong quá trình thi công tấm vách Panel chuẩn kỹ thuật chi tiết dưới đây.

Chuẩn bị vật liệu và trang bị dụng cụ thi công tấm vách Panel

Trước khi tiến hành thi công tấm vách Panel cách nhiệt bạn cần chuẩn bị:

  • Tấm vách Panel: Panel vách trong/vách ngoài đủ số lượng cho từng công trình, tấm đồng nhất về độ dày, kích thước cắt theo yêu cầu.
  • Dụng cụ: Máy khoan, máy bắn vít Panel, vít bắn, thước đo, máy cưa, máy cắt, đồ bảo hộ lao động, thang, …
  • Phụ kiện: thanh nhôm U, V, H, miếng bo góc, thanh trụ góc, …

Quy trình thi công vách ngoài Panel

Giai đoạn 1: Hàn thép hộp hoàn thiện khung sườn dọc và ngang.

  • Khung xương này thường được sử dụng xà gồ hoặc khung sắt.
  • Đảm bảo mặt phẳng và kích thước chuẩn đúng với kích thước tấm vách Panel cần lắp vào.
  • Khung xương này hoàn thành chuẩn kỹ thuật thì thi công vách Panel sẽ trở nên đơn giản.

Giai đoạn 2: Lắp đặt chân Z chống nước

  • Các khe hắt, chân Panel sẽ được lắp đặt trước, lắp đúng với độ cao của bản vẽ và đồng nhất với kích thước tấm vách Panel.

Giai đoạn 3: Lắp đặt tấm vách Panel

  • Chọn đúng tấm vách Panel có kích thước đúng với vị trí cần lắp đặt vào. Tiếp theo sử dụng 2 cây vít và thanh chắn bắn vào.

Lưu ý: Bắn đúng loại vít và bắn vào vị trí ngàm nối, không được thực hiện sai điểm này vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng Panel và công trình.

  • Khoan vị trí bắn vít trên khung và dùng dây mực để đánh dấu thật chính xác để tránh bắn sai làm mất thẩm mỹ.

Bắn vít vào ngàm nối

  • Dựng tấm panel vào đúng vị trí cần lắp đặt, bắn vít xuyên tấm để cố định panel. Khoảng cách của các điểm vít nên là 3m, khoảng cách này càng nhỏ, tấm panel sẽ càng được cố định chắc chắn hơn.
  • Lần lượt ghép các tấm panel lại với nhau và liên kết bằng ngàm âm dương. Bắn vít cố định tại các vị trí chân.
  • Các vị trí trên cao sử dụng thiết bị vận chuyển phải cẩn thận tránh làm trầy xước, hư hỏng tấm panel.
  • Bạn cần thực hiện ghép vào từ từ, đúng chiều và khớp mí nối phải xác và đụng chạm vào 100%, không được ép mạnh hoặc làm biến dạng tấm panel xốp cách nhiệt. Đây là kỹ thuật lắp đặt tấm vách Panel mà nhiều người thấy đơn giản nhưng lại hay mắc lỗi nhất.

Ghép các tấm Panel đúng chiều và khớp mí nối

  • Thi công lắp đặt cửa Panel: vị trí của cửa chính, cửa phụ và cửa sổ đã được xác định trước đó, đánh dấu và cắt tấm panel để chừa khoảng trống thích hợp. Bạn nên dùng loại cửa phù hợp với tấm panel để thi công công trình, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Giai đoạn 4: Hoàn thiện các loại ốp

  • Sử dụng các phụ kiện nối tấm ở các góc, các liên kết, các khoảng cách của 2 tấm panel để không có khoảng trống nào.
  • Giữa các khoảng cách tấm Panel ở vị trí góc hoặc các điểm giữa có khoảng cách cần sử dụng các loại phụ kiện nhôm Panel phụ hợp để lắp đầu vào khoảng trắng. Mục đích là lắp đặt tạo 1 mảng vách Panel kín, tăng cường độ vững chắc cho công trình thi công cách nhiệt mái nhà xưởng của bạn.
  • Kiểm tra hoàn thiện phần thi công tường ngoài.

Quy trình thi công vách trong Panel

Sử dụng vách trong Panel dựng văn phòng nhà xưởng

Giai đoạn 1: Bắn phụ kiện U, V hoàn thiện khung sườn dọc và ngang.

  • Lắp đặt khung, thanh chữ U lên sàn và trần nhà, đúng với vị trí đã được đánh dấu trước đó. Bắn vít để cố định chắc chắn phần khung vào tường.
  • Phần khung phải được làm chắc chắn, phù hợp với kích thước của panel để đảm bảo sự chắc chắn khi dùng.

Giai đoạn 2: Lắp đặt tấm vách Panel, cửa và đi keo silicon.

Vị trí các góc ôm cột sử dụng phụ kiện bo cạnh

Vị trí góc và chân tường sử dụng cột bo góc hoặc thanh nhôm L

  • Lắp tấm Panel vào vị trí của thanh chữ U được lắp đặt ở bước trên.
  • Lần lượt lắp các tấm Panel khác vào theo đúng vị trí, đúng chiều để có thể liên kết với nhau bằng các ngàm âm dương.
  • Bắn vít vào vị trí của ngàm nối, lưu ý bắn chính xác để không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Ghép các tấm Panel từ từ lại với nhau, đảm bảo các mí nối phải khớp nhau 100%. Lưu ý không dùng lực ép quá mạnh làm biến dạng tấm Panel.

Ghép tấm Panel đúng chiều và khớp mí nối

  • Dùng các phụ kiện nhôm Panel để gia cố cho các góc tiếp giáp với tường các khoảng hở giữa 2 tấm Panel.
  • Thi công lắp đặt cửa Panel: vị trí của cửa chính, cửa phụ và cửa sổ đã được xác định trước đó, đánh dấu và cắt tấm panel để chừa khoảng trống thích hợp. Bạn nên dùng loại cửa phù hợp với tấm panel để thi công công trình, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
  • Kiểm tra phần ốc vít trên các phụ kiện nhôm để đảm bảo sự chắc chắn.
  • Đi keo cho các vị trí nối tấm, các điểm tiếp giáp với tường nhằm đảm bảo không có bất kỳ khe hở làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Hoàn thiện công trình, vệ sinh là có thể sử dụng ngay.

Quy trình thi công trần Panel

Giai đoạn 1: Khảo sát chuẩn bị mặt bằng

  • Khảo sát mặt bằng xác định vị trí trần thi công.
  • Kiểm tra chiều xà gồ để xác định chiều treo T trần.

Giai đoạn 2: Treo ty.

  • Xác định độ cao trần sau đó từ xà gồ mái, khoan lỗ hoặc dung kẹp xà gồ treo ty theo chiều T đã xác định và đảm bảo cao độ, tuỳ vào kết cấu của xà gồ sẽ phân bố ty treo dày hay mỏng.
  • Phía dưới ty liên kết với tăng đơ để căn chỉnh và treo thanh T đỡ tấm trần.

Giai đoạn 3: Thả T – Bar.

  • Treo thanh T vào móc tăng đơ căn chỉnh tăng đơ đúng cao độ trần.
  • Thanh T đi vuông góc với chiều xà gồ để dàn đều tải trọng trần panel lên kết cấu xà gồ mái. Khoảng cách T được xác định theo chiều dài tấm panel thường là 1,6m -2.3m tuỳ vào yêu cầu chịu tải trọng trên trần.
  • Ốp thanh V nhôm và thanh phào C tại phần tiếp giáp panel EPS với tường. Cân chỉnh các thanh này ở vị trí chính xác, đúng độ cao đặt ra.

Giai đoạn 4: Thả tấm Panel

  • Lắp đặt các tấm Panel vào khung. Các tấm panel này được liên kết với nhau bằng ngàm âm dương chắc chắn.
  • Liên kết các tấm với thanh T nhôm đỡ bên dưới bằng ri vê.
  • Liên kết các tấm và T ở mặt trên. Hình thành một khối trần vững chắc bằng V hoặc keo.
  • Bóc nilon bảo vệ bề mặt tấm và vệ sinh mặt bằng thi công.

Những lưu ý khi triển khai thi công vách Panel đúng chuẩn kỹ thuật

Khi thi công vách panel để đảm bảo công trình hoàn thiện đúng chuẩn, đạt chất lượng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Sử dụng loại vách Panel phù hợp về độ dày, kích thước, tính năng, đáp ứng các yêu cầu của công trình.
  • Thi công phải tuân theo những hướng dẫn, chỉ dẫn, lưu ý của nhà sản xuất Panel.
  • Thi công sai cách sẽ làm tính năng, công dụng của Panel, nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ công trình.
  • Trước khi thi công phải chuẩn bị đầy đủ các vật tư, thiết bị, máy móc và vật dụng cần thiết để tránh việc thiếu hụt và không đồng bộ.
  • Chọn vít nên là loại cao cấp, không bị hoen gỉ. Khi bắn vít phải bắn vào đúng ngàm nối, tuyệt đối không thể thực hiện sai do đó cần là người có kinh nghiệm thực hiện thao tác này.
  • Đảm bảo xếp các tấm Panel theo đúng với kích thước và tiêu chuẩn.
  • Thi công đảm bảo không có mối hở giữa các tấm Panel, đảm bảo công trình ngăn được không khí, nước, có hiệu quả cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Lắp tấm Panel thật thẳng hàng với nhau để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình và đảm bảo về độ bền.
  • Tính toán đến khả năng co giãn do nhiệt của sản phẩm khi sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt là thi công vách ngăn cho nhà kho lạnh, phòng lạnh, phòng sạch hay nơi chịu nhiệt cao.

Có nên tự thi công lắp đặt tấm Panel hay không?

Cách thi công vách panel khá đơn giản, dễ thực hiện, không cần nhiều thiết bị, dụng cụ phức tạp, vật tư cũng có thể tìm mua dễ dàng tại các nhà cung ứng panel và bạn có thể tự tìm hiểu và thực hiện mà không cần đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Tuy nhiên chỉ có một vài trường hợp có thể tự thi công vách Panel, cụ thể:

  • Điều chỉnh lại vách ngăn Panel trong phòng, thay đổi không gian.
  • Sửa, thay mới vách ngăn đã cũ, hư hỏng.
  • Sử dụng vách ngăn Panel mới để ngăn cách tạo thêm các không gian với nhau.

Các trường hợp trên đây nhu cầu lắp đặt nhỏ, đơn giản, dễ thực hiện và không cần nhân lực quá nhiều nên bạn có thể dễ dàng thực hiện được. Trong trường hợp thi công tường ngoài, thi công vách ngăn cho công trình mới, quy mô lớn, cần các máy móc và trang thiết bị hiện đại, thì bạn cần phải lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp với đội ngũ giàu kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình.

Đơn vị thi công vách Panel chuyên nghiệp. uy tín, tốc độ, giá tốt

Để có được công trình Panel hoàn thiện đạt chuẩn chất lượng tốt nhất, bền bỉ bạn nên tìm đến các đơn vị thi công chuyên nghiệp như Phương Bắc. Chúng tôi là nhà thầu thi công vách Panel chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm đảm bảo có thể mang đến cho khách hàng những công trình với chất lượng tốt nhất cùng mức chi phí hợp lý nhất.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0899.886.999 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!


BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Menu
0899 886 999